[A-Z] Quy Trình Lát Gạch Nền Đúng Kỹ Thuật Không Phải Ai Cũng Biết

[A-Z] Quy Trình Lát Gạch Nền Đúng Kỹ Thuật Không Phải Ai Cũng Biết

Lát nền là giai đoạn quan trọng và là một trong những hạng mục đòi hỏi kỹ thuật cao trong quá trình hoàn thành ngôi nhà. Vậy lát gạch nền như thế nào là đúng kỹ thuật và đảm bảo thẩm mỹ? Hãy cùng maubanve.vn tham khảo bài viết dưới đây nhé.

Các bước lát gạch nền đúng kỹ thuật

Bước 1: Tạo lớp nền bề mặt, đầm chặt giúp lớp nền chịu được áp lực đi lại trên bề mặt gạch

Ngâm nước vữa lót xi măng. Vữa khô vừa phải không nên để quá nhão hoặc quá khô. Nếu vữa quá khô hoặc quá ướt có thể gây ra hiện tượng lát nền không chính xác. Ngoài ra, điều này còn khiến bề mặt sàn lát trở nên nham nhở, không đảm bảo tính thẩm mỹ.

Đổ đều lớp vữa ra sàn sau khi đã ngâm và trộn đều Chú ý đổ đúng cốt đã lấy từ trước. Khi lát sàn cần sử dụng thước xây để tạo độ phẳng cho sàn. Độ dày của lớp vữa lót từ 2-3 cm. Không sử dụng lớp vữa lót quá dày sẽ tạo ra khó khăn trong quá trình thi công. Nền nhà được đầm chặt có thể chịu được áp lực di chuyển của bề mặt gạch như mong đợi.

Bước 2: Lát dựa theo mẫu thiết kế để xác định được điểm bắt đầu lát.

  • Căng dây để tạo thành một đường thẳng, lát từ trái sang phải và từ trong ra để có hình dạng thẳng nhất.
  • Trước khi lát phải rắc lớp nước xi măng lót để tạo độ kết dính giữa gạch và lớp lót bên dưới.

  • Đặt các viên gạch lên lớp vữa lót cùng chiều với gân mặt đáy. Mạch vữa giữa các viên gạch phụ thuộc vào kích thước của từng sản phẩm.
  • Điều chỉnh các viên gạch bằng búa cao su và ấn nhẹ giữa các viên gạch để tạo sự kết dính giữa viên gạch và lớp vữa lót nền.

Bước 3: Kỹ thuật trát mạch

  • Chậm nhất 3 tiếng sau khi lát nền, gạch đã bám chắc vào nền thì mới tiến hành trít mạch.
  • Trộn vữa xi măng để trít mạch: Lấy 1 phần cát mịn và 1 phần xi măng (tỷ lệ 1:1) trộn đều, thêm nước từ từ, trộn đều để đạt độ sệt vừa phải. Có thể dùng xi măng trắng và bột màu, nước than để thay đổi màu vữa, gạch cắt theo yêu cầu, nhiều màu sắc khác nhau, trang trí xen kẽ các viên gạch làm tăng hiệu quả thẩm mỹ cho bề mạch vữa và nền.

  • Dùng bay nhọn lấy lượng vữa vừa đủ để trít mạch.
  • Dùng bay để loại bỏ vữa thừa, không để vữa bị tràn, rơi và bám trên bề mặt sản phẩm.

Bước 4: Làm sạch nền sau khi lát

  • Công đoạn vệ sinh là công đoạn quan trọng nhất trong quá trình hoàn thiện sàn nhà để tạo nên màu tự nhiên của sản phẩm. Theo điều kiện thời tiết, sau khi để mạch vữa khoảng 24 đến 36 giờ, phải lau khô mạch vữa và lau các vết vữa trên mép sản phẩm để làm sạch và gọn mạch vữa.
  • Xả nước ra sàn và dùng giẻ lau sạch các vết bẩn trên mặt và bột trét ở các góc cạnh của gạch.

  • Sản phẩm đã được xử lý bằng lớp  chống thấm nên trong vòng 24 đến 36 giờ vữa chưa bám trên bề mặt sản phẩm, khi bạn lau vữa bằng khăn sạch và nước thì vết vữa sẽ rơi ra khỏi bề mặt sản phẩm.
  • So với khoảng thời gian trên, không nên làm sạch nền quá sớm hoặc quá muộn, vì nếu quá sớm thì độ liên kết của mạch vữa không đủ, còn nếu để quá muộn thì vữa xi măng sẽ đông cứng lại rất khó làm sạch.
  • Không nên sử dụng những loai háo chất để làm sạch bề mặt gạch.

Yêu cầu kỹ thuật lát gạch nền nhà và tính thẩm mỹ

– Vữa lót phải được trộn không quá ướt hay quá khô.

– Không nên để vữa bám dính trên bề mặt sản phẩm quá lâu sau khi thi công, cần phải dùng giẻ lau sạch ngay.

– Khi lát nền nhà xong, gỗ vào bề mặt gạch không nghe tiếng “ốp” ở giữa thân gạch, mạch vữa nhỏ và đều.

– Nền gạch lát phải phẳng theo độ dốc, mạch vữa thẳng và gọn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Facebook Messenger

    ĐĂNG KÝ TƯ VẤN

    Khi liên hệ với chúng tôi, bạn sẽ có được tư vấn những mẫu bản vẽ phù hợp nhất với giá tốt nhấtkhông phải tốn thời gian tìm kiếm.



    Popup-tu-duong-kisato